Tác Phẩm Dự Thi Cuộc Thi Tìm Kiếm Tài Năng Thiết Kế Thời Trang Online 2017 “Innovative Fashion Contest”

 

Ý TƯỞNG THIẾT KẾ

Như một vòng tuần hoàn, thời trang là sự lặp đi lặp lại của các xu hướng thời trang cũ. Nhưng ở mỗi lần lặp lại đó thời trang lại khoác lên mình một lớp vỏ bọc mới hiện đại và phá cách hơn, mới mẻ hơn. Thời trang ấn tượng cũng vậy luôn tạo ra sự khác biệt kết hợp nhiều phong cách khác nhau, mang tính nghệ thuật cao, đúng với tên gọi trang phục ấn tượng.

Cá chép Koi (tiếng Nhật: 鯉 (こい), phiên âm Hán Việt: Lý chuyển tự La Tinh: koi, có nghĩa là "cá chép") là một loại cá chép(Cyprinus carpio) thông thường đã thuần hóa, lai tạo để nuôi làm cảnh, được nuôi phổ biến tại Nhật Bản. Chúng có quan hệ họ hàng gần với cá vàng và, trên thực tế, kiểu cách nhân giống và nuôi cảnh là khá giống với cách nuôi cá vàng, có lẽ là do các cố gắng của những người nhân giống Nhật Bản trong việc ganh đua với cá vàng. Cá chép Koi và các hình xăm trên cá được người Nhật coi là điềm may mắn.

Đầu thế kỷ 20, năm 1914, để tôn vinh hoàng tử Hirohito, Nhật Bản đã cho triển lãm giống cá chép Koi đầu tiên tại Tokyo và đảo Niigata chính thức được mang tên Niigata Koi. Từ đây, cá chép Nhật với 2 màu chủ đạo "đỏ và trắng" được tôn vinh và mua bán rộng rãi.

Để nghiên cứu thêm về cách lai tạo màu, sinh sản, nhân giống và nuôi dưỡng v.v. từ năm 1950, Nhật Bản đã cử các chuyên gia đến học hỏi tại Trung tâm Khoa học Kỹ thuật thuộc khoa Sinh vật trường Đại học Chicago và khoa Hóa lý thuộc Viện nghiên cứu Illinois, Hoa Kỳ.

Cá chép do người Nhật lai tạo đẹp về màu sắc và đắt giá. Do vậy, mỗi khi nhắc đến loài cá chép được lai tạo có nhiều màu sắc đẹp, người ta liên tưởng ngay đến người Nhật và thường được dùng chung một tên gọi là "cá chép Nhật". Thực ra, cá chép do Nhật Bản lai tạo có tên gọi là Nishikigoi, dịch ra tiếng Việt là cá chép nhiều màu sắc, đến thế kỷ 19 thì có thêm tên gọi KOI. Từ Koi theo tiếng Nhật là cá chép, từ đồng âm khác nghĩa là tình yêuyêu mến. Hiện nay, trên eBay đang bán một loại cá chép Koi màu trắng sữa đuôi dài, được ghi rõ xuất xứ Việt Nam.

Do cá Koi của Nhật thuộc loại xuất sắc, đắt giá và nổi tiếng, nên người Nhật đã tự đặt ra những quy cách về gam màu, tên gọi để phân biệt từng chủng loại.

 

Chủng loại:

Cá Koi được chia ra làm 2 loại: Koi chuẩn và Koi bướm.

Koi chuẩn: Hình dáng giống như cá nguyên thủy, nhưng được pha trộn nhiều màu sắc rất đẹp (khi được nhìn từ trên xuống, dọc theo sống lưng), do đó cá Koi chỉ thật sự đẹp khi được nuôi ở ao.

Koi bướm: Khác với cá nguyên thủy là vi, vây và đuôi dài, khi bơi nhìn uyển chuyển rất đẹp, nên có thể nuôi được ở cả ao và hồ kiếng. Koi bướm còn có những tên gọi khác như "cá chép vây dài" hoặc "cá chép Rồng".

Từ năm 1980 Nhật Bản mới bất đầu nhân giống loại Koi bướm.

Màu sắc đa dạng của các loại cá chép Koi

Màu sắc :Người Nhật tin rằng những mảng màu trên mình cá chép Koi là những hình xâm luôn luôn mang lại sự may mắn. Tiêu chuẩn về màu được người Nhật đặt tên như sau:

Trắng pha Đỏ = Kohaku.

Trắng pha Đỏ+Đen = Showa Sanke.

Trắng pha Đen = Utsurimono.

Đen pha Trắng = Shiro Bekko.

Vàng pha Đen = Ki Utsuri.

Bạch kim hoặc Vàng kim = Kinginrin.

Xám bạc = Asagi

Trắng, trên đỉnh đầu có một vòng tròn Đỏ = Tancho.

và những giống khác như: Sanke, Ogon, Shusui, Matsuba, Chagoi, Soragoi, Karasu (crow), Taisho Sanke, Koromo, Kawarimono.

Hiện nay, không riêng gì Nhật Bản mà các nước châu Âu, châu Á cũng biết cách lai tạo giống Koi, nhưng các mảng màu và màu sắc thì khó sánh được với Koi của Nhật.

Với ý tưởng loài Cá Chép Nhật Bản (Cá Koi) từ đó cho ra đời Bộ sưu tập “Vô thường” mang phong cách trình diễn ấn tượng. “Vô Thường” gồm 1 mẫu nam và 2 mẫu trang phục nữ . Màu sắc chủ yếu của bộ sưu tập là tông màu đỏ,đen,trắng. Đây cũng chính là tông màu đặc trưng của cá chép Nhật thuộc dòng Showa Sanke. Mang lại nét mạnh mẽ nhưng không kém phần huyền bí . Gây chú ý với cách chuyển màu từ đỏ sang đen và các mảng màu đỏ,đen, trắng đan xen. Chất liệu chủ yếu sử dụng trong Bộ sưu tập là da thật hoặc da nhân tạo kết hợp với vải kaki. Sử dụng kỹ thuật cắt Laze tạo ra các mảng miếng trên vải. Thêm vào đó là kỹ thuật xếp nếp 3D tạo khối góp phần cho “Vô Thường” thêm cầu kì và đa dạng phong cách. Trang phục được sử dụng để trình diễn trên các sàn thời trang ấn tượng. Đối tượng sử dụng là nam,nữ,LGBT tuổi từ 18 – 30.