NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI THEO HỌC NGÀNH THIẾT KẾ THỜI TRANG

 

Bạn không nhất thiết cần phải vẽ đẹp mới có thể trở thành nhà thiết kế thời trang. Để sống được với nghề thiết kế thời trang, bạn cần có nhiều hơn là khả năng vẽ đẹp.
Từ lâu, ngành thiết kế thời trang đã mang tính cạnh tranh rất cao. Chỉ với sở thích thiết kế quần áo có thật sự là đủ để bạn trở thành một nhà thiết kế thời trang chuyên nghiệp? Nếu bạn thật sự ấp ủ giấc mơ trở thành nhà thiết kế thời trang chuyên nghiệp, hoặc đang theo học thì đây là những điều cốt yếu bạn nên biết.

1. Lòng đam mê nghiêm túc
Sáng tạo không hề dễ. Đặc biệt khi đó lại là ngành thiết kế thời trang – ngành đòi hỏi rất nhiều kỹ năng. Như đã nói ở trên, đây là ngành công nghiệp có nhiều cạnh tranh và áp lực công việc. Chính vì thế, yếu tố cốt lõi giúp bạn sống sót trong suốt quá trình học, vượt qua áp lực và đạt được mục tiêu là lòng đam mê, tình yêu chân chính đối với nghề.

Thiết kế thời trang

 

2. Tính sáng tạo và khiếu nghệ thuật
Đây là yếu tố thứ hai giúp tiếp lửa cho con đường bạn đã chọn. Chắc hẳn bạn muốn tự mình cho ra đời những mẫu thiết kế bạn tự sáng tạo ra hơn là sao chép ý tưởng đã có trước?
Khả năng cảm thụ nhiều khía cạnh của nghệ thuật, âm nhạc, văn học, cuộc sống… sẽ là chìa khóa mở ra nhiều cánh cửa mới, là nguồn “dinh dưỡng” nuôi sống đầu óc sáng tạo của bạn.
Thêm một mách nước nho nhỏ: Cái tôi lớn dường như là không hay trong nhiều mặt khác của cuộc sống nhưng tin tôi đi! Một khi bạn quyết định trở thành người sáng tạo, bạn sẽ hiểu được có cái tôi lớn không là vấn đề.

Thiết kế thời trang

 

3. Những kỹ năng/khả năng cần thiết
Vẽ: Là phương tiện duy nhất giúp bạn truyền tải ý tưởng. Không quan trọng là nguệch ngoạc hay trau chuốt, chỉ cần bạn và người khác hiểu chính xác được nó, bạn đã đi được nửa đường. Bên cạnh đó, bạn nên chú ý đến tỉ lệ, bố cục của mẫu phác thảo.
May, drapping và làm rập: Đây là ba kỹ năng quan trọng sau kỹ năng vẽ. Bạn phải học cách làm rập 2D, drapping và may để hiện thực hóa các mẫu thiết kế. Có rất nhiều kỹ thuật ở ba khâu này mà bạn cần phải biết.
Đồ họa: Photoshop, CorelDraw, Adobe Illustrator, Adobe InDesign… Về khoản này, không nhất thiết bạn phải giỏi nhưng ít ra bạn phải biết đến chúng và các thao tác căn bản.

Thiết kế thời trang

 

4. Chi tiết trên trang phục
Đây là khía cạnh rất quan trọng. “Thời trang đã chết”. Tin hay không tùy bạn. Thời trang xoay vần với những phom dáng, tinh thần thời trang của các thập niên cũ cứ thay nhau trở lại, và được cải tiến liên tục. Thế nên bạn cần hiểu rằng các chi tiết sẽ giúp mẫu thiết kế của bạn nổi bật, khác với những mẫu thiết kế của người khác.

Thiết kế thời trang

 

5. Am hiểu về màu sắc, vải và chất lượng của vải
Năm điều mà giới chuyên môn và những người am hiểu thời trang quan tâm trong một bộ sưu tập: Màu sắc, chất liệu vải, phom dáng, chi tiết và ý tưởng.
Bạn cần có kiến thức về các loại vải. Bạn cần phân tích (các) loại chất liệu mà bạn sử dụng để chắc chắn rằng nó phù hợp với mẫu thiết kế, với xu hướng, với mùa (Thu-Đông/ Xuân-Hè).
Thêm một mách nước nho nhỏ: Chắc chắn bạn sẽ phát hoảng khi sản phẩm thật quá khác so với mẫu phác thảo. Nếu lâm vào trường hợp này, bạn nên xem xét lần nữa sự lựa chọn chất liệu.

Thiết kế thời trang

 

6. Khả năng nghiên cứu, tìm tòi
Để sáng tạo cái mới, bạn phải am hiểu những cái cũ. Lịch sử thời trang và lịch sử mỹ thuật là hai môn lịch sử mà bạn tối thiểu phải học. Là con người sống với thời trang, bạn chắc chắn phải biết nhiều về những nhân vật nổi tiếng, những xu hướng nào đã và đang thịnh hành. Càng biết nhiều, bạn càng có lợi.
Trong quá trình truy tìm ý tưởng, khả năng nghiên cứu thông tin, hình ảnh là cách thức duy nhất để bạn biết được mình muốn làm gì. Bài nghiên cứu càng sâu sắc, phong phú, “những đứa con” của bạn càng tuyệt vời.

Thiết kế thời trang

 

7. Thời trang bao gồm nhiều lĩnh vực hơn bạn nghĩ
– Ready to wear (trang phục ứng dụng) cho nam giới, nữ giới, trẻ em.
– Haute couture.
– Trang phục lót (Underwear, lingeries)
– Trang phục thể thao (Sportswear)
– Trang phục dệt kim (Knitwear)
– Thiết kế phụ kiện (Accessories: túi xách, giày dép, nón…)
– Thiết kế trang sức (Jewelry)
Kỹ thuật sản xuất hàng thời trang: Đây là một khía cạnh mang tính chuyên nghiệp. Các hãng thời trang, maison thời trang lớn đều hiểu được tầm quan trọng của khía cạnh này.
Fashion Marketing: Bạn đã tạo ra một sản phẩm thật rồi, vậy làm sao để bán chúng? Đây là lúc bạn cần học về kinh doanh, tìm hiểu về thị trường. Đơn giản là vì bạn cần kinh phí để nuôi dưỡng đam mê của mình.

Thiết kế thời trang

 

8. Thực tập
Nếu có thời gian, hãy tranh thủ đi làm thêm, thực tập ở những thương hiệu thời trang, các tòa báo thời trang. Cố gắng để bản thân liên quan đến thời trang. Bạn sẽ bận rộn, rất bận rộn! Nhưng bạn sẽ vững tâm khi ra trường với những kinh nghiệm tích lũy được. Kinh nghiệm càng nhiều, bạn càng dễ dàng ghi điểm với các nhà tuyển dụng.

Thiết kế thời trang

 

9. Kỹ năng giao tiếp
Nếu là con người sống với thời trang, hãy là một người năng động, nhanh nhạy và có khả năng giao tiếp tốt. Đừng ngại buông lời khen ngợi trước cái đẹp và hỏi những điều mà bạn chưa biết.
Bên cạnh đó, ngoại ngữ cũng quan trọng không kém. Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Ý… Ít ra, bạn phải biết một trong ba ngôn ngữ ấy.

Thiết kế thời trang

 

10. Portfolio
Ngoài kinh nghiệm thì cuốn portfolio trên tay bạn là cực kỳ quan trọng, nên chuẩn bị nó thật tốt với layout hiện đại, dễ nhìn. Bạn có thể để profile của mình lên các trang web dành riêng cho portfolio – những nơi có khả năng đem đến nhiều cơ hội hay ho ví dụ như behance.net hoặc linkedin.com.

Thiết kế thời trang

 

11. Hãy là chính mình
Bạn biết đấy, thế giới thời trang là nơi tôn vinh những điều hay, điều lạ, điều mới mang bản sắc riêng. Đừng ngại khi là chính mình. Hãy cho thế giới biết bạn là ai và không ngừng cố gắng. Chỉ có khi bạn ngừng có gắng trở thành một ai đó thì bạn mới có thể đi trên hành trình sáng tạo lâu dài.

Thiết kế thời trang

 

12. Đừng ngại đổi mới
Thái độ bảo thủ và cực đoan với những tiến bộ công nghệ hoặc một trường phái nghệ thuật khác hướng đi của bản thân có thể sẽ dễ khiến bạn bị tụt lại phía sau hoặc lưu mờ. Để bảo toàn cái tôi hoặc phong cách riêng, không có nghĩa bạn phải bài xích và khép mình với thế giới xung quanh.

Thiết kế thời trang

 

Quan trọng nhất để thực hiện những điều trên:
Để đi đến sự phát triển bền vững, nên lưu ý: Phụ huynh và học sinh tìm hiểu kỹ về cơ sở vật chất, phòng ốc của trường. Cơ sở vật chất phải đảm bảo là của chính cơ sở đó. Để đảm bảo sự bài bản của hệ thống giáo dục.
Có nhiều nơi đào tạo thuê mướn và hay thay đổi địa điểm. Dẫn đến sự hụt hẫng của các em học viên. Phụ huynh học sinh không nên đầu tư vào những cơ sở đó.
Phụ huynh và học viên nên đến trực tiếp xem cơ sở có đầy đủ tất cả các phòng chức năng, trang thiết bị hỗ trợ cho việc học hay không. Nên khảo sát thực tế các trung tâm đào tạo. Để ổn định cho việc học tập lâu dài của người học.
Các cơ sở về giáo dục phải có sự bền vững và phát triển. Để đảm bảo sự phát triển bền vững cho ngành nghề, cho người học. Các cơ sở không thay đổi mặt bằng cơ sở.
Cơ sở phải phát triển theo chiều hướng và có sự đầu tư liên tục. Không những được học hỏi cái mới, cái lạ trong việc đầu tư ứng dụng thực tế về chuyên ngành kinh doanh thời trang. Sự hiện đại hóa của sự phát triển bền vững.

 

Trường Quốc Thảo Đạt 5 Chuẩn Về Chất Lượng Đào Tạo